Cảnh báo từ các chuyên gia an ninh mạng tại Sophos cho biết cụm từ “Mèo Bengal có hợp pháp ở Úc không” đã được tin tặc lợi dụng để phát tán phần mềm độc hại, gây nguy hiểm cho người dùng.
Theo đó, tin tặc đã tạo ra các trang web giả mạo;
Không chỉ vậy, thiết bị bị nhiễm có thể trở thành công cụ phát tán phần mềm độc hại sang người dùng khác.

Cụm từ "Mèo Bengal có hợp pháp ở Úc không" trên Google từng bị tin tặc lợi dụng để phát tán phần mềm độc hại, gây nguy hiểm cho người dùng.
Theo các chuyên gia an ninh mạng tại Sophos, tin tặc sử dụng kỹ thuật SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) để kết quả tìm kiếm hiển thị ở trên cùng.
Trên thực tế, kiểu kỹ thuật “ngộ độc SEO” này đã xuất hiện từ năm 2020 nhưng gần đây có sự gia tăng đáng kể, đặc biệt là trong các chiến dịch tấn công quy mô lớn, theo Sophos.
“Hacker không chỉ nhắm mục tiêu vào các tìm kiếm ít cạnh tranh mà còn muốn nhắm mục tiêu tìm kiếm các phần mềm phổ biến như Blender 3D, Photoshop, các công cụ giao dịch tài chính cũng như phần mềm cho phép truy cập máy tính.”, báo cáo cho biết.
Người dùng nên kiểm tra cẩn thận địa chỉ trang web trước khi nhấp vào kết quả tìm kiếm, đặc biệt là trên các trang yêu cầu tải xuống phần mềm hoặc cung cấp thông tin nhạy cảm.
Luôn cảnh giác với những lỗi chính tả hoặc tên miền lạ, thường là dấu hiệu của một trang web giả mạo.
0 Comments